Để làm việc với Excel chính xác và hiệu quả hơn thì các bạn nên tìm hiểu về các hàm thuộc nhóm kiểm tra – đánh giá. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về ISBLANK – hàm Excel chuyên dùng cho việc kiểm tra ô trống trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Hàm ISBLANK trong Excel
Hàm ISBLANK trong Excel được sử dụng để kiểm tra xem một ô nào đó trong bảng tính của bạn có phải là ô trống hay không?
Công thức hàm : = ISBLANK(value).
Trong đó, value là giá trị cần kiểm tra. Thường đây sẽ là một ô nào đó được tham chiếu đến.
Kết quả trả về khi dùng hàm ISBLANK là:
- Nếu đúng là ô trống thì nhận kết quả là chữ TRUE.
- Nếu không phải là ô trống thì nhận kết quả là chữ FALSE.
Lưu ý: Có thể dùng hàm COUNTBLANK để đếm xem có bao nhiêu ô trống. Nếu COUNTBLANK dùng cho 1 ô thì sẽ giống với ISBLANK. Tuy nhiên, sẽ khác về kết quả nhận được vì COUNTBLANK trả về kết quả là số 1 nếu là ô trống.
Ví dụ
Có thể bạn sẽ thắc mắc là ô trống trong Excel có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì sao lại cần đến hàm? Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng của hàm ISBLANK trong thực tế qua bài tập ví dụ dưới đây.
Cho bảng dữ liệu về danh sách sản phẩm như trong hình ảnh dưới đây:

Yêu cầu:
- Dùng hàm ISBLANK để kiểm tra các ô trống trong cột kênh quảng cáo. Kết quả kiểm tra đặt tại cột Kiểm tra – vùng F3:F15.
- Điền giá trị “Chưa rõ” vào tất cả các vị trí ô trống.
Cách làm cụ thể như sau:
Bước 1: Bấm vào ô G3 rồi nhập công thức hàm là: =ISBLANK (C3).
Bước 2: Copy công thức xuống các dòng dưới. Cách sao chép công thức đơn giản nhất áp dụng cho các bảng tính ngắn như thế này là bấm chuột vào ô F3 rồi kéo ô vuông màu xanh ở góc dưới bên phải đi xuống hết bảng.

Kết quả thu được là có 5 ô trả về kết quả TRUE, các ô còn lại trả về FALSE. Như vậy, chúng ta có 5 ô trống trong cột NXB.
Bước 3: Sử dụng công cụ Filter trong thẻ Data để lọc kết quả. Lý do chúng ta cần làm bước này là vì có thể bảng tính của bạn sẽ lớn hơn ví dụ, không thể phân biệt TRUE/FALSE dễ dàng bằng mắt thường.
Sau khi tạo bộ lọc cho các cột thì bạn bấm vào mũi tên chỉ xuống đại diện cho việc lọc dữ liệu ở cột F để thiết lập lọc. Tại đây, các bạn bỏ chọn ở mục FALSE, chỉ giữ lại dấu tích ở mục TRUE rồi bấm OK.

Kết quả lọc ra được 5 giá trị là ô trống:

Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý là có một số ô chứa dấu cách, không chứa nội dung thì hàm ISBLANK vẫn nhận diện nó không phải là ô trống. Ví dụ, ô C14 trong hình ảnh dưới đây chỉ chứa một dấu cách, khi nhìn bằng mắt thường thì chúng ta nghĩ là ô trống nhưng hàm ISBLANK vẫn trả về kết quả FALSE. Cách để khắc phục trường hợp này là bạn xóa dấu cách trong ô đi nhé.

Bước 4: Để làm đầy các giá trị ô trống với bảng tính này thì bạn có thể nhập thủ công. Tuy nhiên, khi bạn có các bảng tính lên đến hàng nghìn dòng thì đó không phải là cách phù hợp. Chúng ta sẽ lấp đầy ô trống trong bảng tính bằng chữ “Chưa rõ” theo yêu cầu của đề bài với 2 cách sau:
Cách 1:
- Lọc giá trị Blanks ở cột NXB

- Nhập chữ “Chưa rõ” vào ô trống đầu tiên của các dòng chứa ô được lọc ra.
- Sau đó bạn kéo ô vuông màu xanh ở ô đầu tiên này đi xuống để sao chép chữ này xuống các dòng dưới.

Sau đó bỏ bộ lọc đi thì bạn có thể thấy được các ô trống ban đầu được hàm ISBLANK trả về kết quả TRUE bây giờ đã chuyển hết sang FALSE vì nó đã có dữ liệu.

Cách 2:
- Chọn toàn bộ vùng chứa dữ liệu trong cột NXB tức là vùng C3:C15.
- Nhấn phím F5 để mở hộp thoại Go To. Sau đó các bạn bấm vào Special.

- Chọn ô Blanks => bấm OK.

Sau đó bạn sẽ thấy các ô trống trong cột đã được chọn.

- Bây giờ bạn nhập luôn chữ “Chưa rõ” từ bàn phím mà không cần kích chuột vào đâu nữa nhé. Nhập xong thì bạn bấm Ctrl + Enter là tất cả các ô trống đang được chọn đều sẽ được điền chữ này.

Làm xong bước này là chúng ta đã hoàn thành xong các thao tác kiểm tra ô trống trong bảng tính và lấp đầy ô trống bằng một nội dung cụ thể. Chúc bạn áp dụng thành công!
Lời kết
Như vậy, chúng mình đã chia sẻ cho bạn kiến thức cơ bản cần biết về hàm ISBLANK trong Excel. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và học tập. Cám ơn bạn đã xem bài viết.